NGHIÊN CỨU BÌNH TUYỂN MẪU GIỐNG BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (Hedyotis diffusa Willd) CHO NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG HOẠT CHẤT ACID URSOLIC CAO

Các tác giả

  • Nguyễn Văn Kiên Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ
  • Lê Hùng Tiến Trung tâm nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ
  • Vương Đình Tuấn Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ
  • Vương Đình Tuấn Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ
  • Phạm Đức Tân Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ
  • Trần Trung Nghĩa Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ
  • Đặng Quốc Tuấn Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ

Từ khóa:

Bạch hoa xà thiệt thảo, bình tuyển, năng suất, hoạt chất, sinh trưởng

Tóm tắt

Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa Willd) là một loại dược liệu thiên nhiên thường được sử dụng trong
các bài thuốc chủ trị các loại sưng đau do ung thư, các loại nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiểu, viêm
hạnh nhân, viêm họng, viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm ruột thừa, viêm gan thể vàng da và không vàng da
cấp tính, rắn độc cắn... Kết quả của nghiên cứu bình tuyển mẫu giống bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa
Willd) cho năng suất và hàm lượng hoạt chất acid ursolic cao. Chọn được mẫu giống bạch hoa xà thiệt thảo HB2
là 1 trong 32 mẫu giống được thu thập và tuyển chọn có triển vọng đã được nghiên cứu, đánh giá đặc điểm sinh
lý, nông sinh học, tiềm năng năng suất cùng với một số mẫu giống TH3, TB1, QB3. Mẫu giống HB2 có năng
suất thực thu từ 750,4 kg/ha - 757,2 kg/ha, có hàm lượng hoạt chất 0,26% - 0,41%. Kết quả nghiên cứu này đã
mở ra tính triển vọng của giống bạch hoa xà thiệt thảo HB2 trong sản xuất.

Tài liệu tham khảo

Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập & Trần Toàn (2002). Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Phan Văn Hà (2011). Nghiên cứu tổng hợp và thăm dò hoạt tính sinh học một số dẫn xuất của axit ursolic tách chiết từ cây sơn trà poilan (Eriobotrya poilanei). Luận văn Thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

Võ Văn Chi (1997). Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

Đỗ Tất Lợi (1997). Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Phạm Thị Lý & cộng sự (2011-2013). Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa Willd) tại Thanh Hóa. Nhiệm vụ thường xuyên. Viện dược liệu, Hà Nội.

Trần Thanh Phượng, Nguyễn Kim Phi Phụng, Phạm Thành Quân & Tống Thanh Danh (2011). Tổng hợp các dẫn xuất mới của axít Ursolic. Tạp chí Phát triển KH&CN, 14(3), 49-53.

Lê Thị Thanh (2012). Bài giảng chọn giống cây trồng. Trường Đại học Hồng Đức. Thanh Hóa.

Tải xuống

Đã Xuất bản

28-03-2022

Cách trích dẫn

Nguyễn Văn Kiên, Lê Hùng Tiến, Vương Đình Tuấn, Vương Đình Tuấn, Phạm Đức Tân, Trần Trung Nghĩa, & Đặng Quốc Tuấn. (2022). NGHIÊN CỨU BÌNH TUYỂN MẪU GIỐNG BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO (Hedyotis diffusa Willd) CHO NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG HOẠT CHẤT ACID URSOLIC CAO. Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương, 26(1), 59–9. Truy vấn từ https://www.jst.hvu.edu.vn/index.php/HVUJST/article/view/63

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả