ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA 22 MẪU GIỐNG HƯƠNG NHU TRẮNG (Ocimum gratissimum L.)

Các tác giả

  • Hoàng Thị Sáu Trung tâm nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ
  • Lê Hùng Tiến Trung tâm nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ
  • Nguyễn Trọng Chung Trung tâm nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ
  • Phạm Văn Năm Trung tâm nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ

Từ khóa:

Hương nhu trắng, sinh trưởng, phát triển

Tóm tắt

Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L.), là một cây thuốc y học cổ truyền Việt Nam. Tinh dầu hương nhu trắng dùng tổng hợp chất vanilin, sản xuất dầu gội đầu, làm mỹ phẩm sáng da và chữa cảm... Hợp chất chính trong tinh dầu hương nhu trắng là eugenol ứng dụng trong nha khoa, trị mụn và dược phẩm. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm chọn lọc 06 mẫu giống cho năng suất, hàm lượng tinh dầu và eugenol cao nhất từ 22 mẫu giống thu thập ở các vùng sinh thái khác nhau trong nước trên cùng điều kiện thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy 06 mẫu giống HNT7; HNT8; HNT9; HNT14; HNT15; và HNT20 cho năng suất, chất lượng dược liệu cao nhất. Năng suất dược liệu tươi/lứa cắt lần lượt là 11,67 tấn/ha; 11,67 tấn/ha; 10,33 tấn/ha; 10,22 tấn/ha; 11,02 tấn/ha; và 11,16 tấn/ha, hàm lượng tinh dầu lần lượt là 2,1; 2,23; 2,32; 1,98; 2,29; 2,34% và hàm lượng eugenol lần lượt là 237,6; 434,1; 347,7; 508,6; 279,8; 333,7 mg/ml. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu chọn lọc mẫu giống cho năng suất và chất lượng dược liệu tốt nhất

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2017). Dược điển Việt Nam V (2018). Nhà xuất bản Y học, tập 2, tr. 1204.

Đỗ Tất Lợi (1995). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.

Võ Văn Chi (2018). Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, 1, 1174-1175.

Viện Dược Liệu (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, tập 1, Tr. 1039-1043.

Lê Thị Thanh Xuân (2012). Xác định thành phần hóa học tinh dầu Hương nhu trắng bằng phương pháp sắc kí khí – khối phối liên hợp (GC/MS). Trường đại học Đồng Tháp.

Kelly Osezele Elimian, Ebakota Omonigho Daniel, Emmanuel Ademola Adesanmi & Joseph Osamudiamen Osazee (2013). Comparative analysis of Ageratum conyzoides L. and Ocimum gratissimum extracts on some clinical bacterial isolates. Asian Journal of Plant Science and Research, 3(5). 669.

Mbata T. I. & Saikia A. (2005). Antibacterial Activity of Essential oil from Ocimum gratissimum on Listeria monocytogenes. Internet Journal of Food Safety, V(7), 15-19.

Tải xuống

Đã Xuất bản

30-06-2022

Cách trích dẫn

Hoàng Thị Sáu, Lê Hùng Tiến, Nguyễn Trọng Chung, & Phạm Văn Năm. (2022). ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CỦA 22 MẪU GIỐNG HƯƠNG NHU TRẮNG (Ocimum gratissimum L.). Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương, 27(2), 70–79. Truy vấn từ https://www.jst.hvu.edu.vn/index.php/HVUJST/article/view/50

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.