Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương https://www.jst.hvu.edu.vn/index.php/HVUJST <table> <tbody> <tr> <td> <p style="margin: 35px;"><img src="https://jst.hvu.edu.vn/public/site/images/admin/bia-tap-chi-hv-so-3-24--1.jpg" width="260" height="363" /></p> </td> <td align="justify"> <p>Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương <strong>(ISSN <a href="https://portal.issn.org/resource/ISSN/1859-3968">1859-3968</a>)</strong> được cấp phép hoạt động báo chí in số 406/GP-BTTTT do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 18/8/2015 trên cơ sở nâng cấp ấn phẩm Thông tin Khoa học và Công nghệ được xuất bản từ năm 2005. Tạp chí đăng tải các công trình nghiên cứu khoa học, các bài tổng quan, thông báo khoa học thuộc các lĩnh vực Khoa học Giáo dục, Khoa học tự nhiên, Khoa học nông lâm ngư, Khoa học xã hội… của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Tạp chí xuất bản mỗi quý một số, bằng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Tất cả các bài viết gửi đến Tạp chí đều phải trải qua quá trình biên tập và phản biện kín hai chiều của các chuyên gia và Ban biên tập. Các bài báo được xuất bản đều có thể truy cập miễn phí tại website của Tạp chí với chỉ số DOI (Digital Object Identifier) định danh do Crossref cung cấp.</p> <p>Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương được <a href="http://hdgsnn.gov.vn/tin-tuc/quyet-dinh-so-22-qd-hdgsnn-phe-duyet-danh-muc-tap-chi-khoa-hoc-duoc-tinh-diem-nam-2023_729" target="_blank" rel="noopener">Hội đồng Giáo sư Nhà nước </a>tính điểm cho ngành Kinh tế (0,5 điểm); ngành Giáo dục học (0,25 điểm) và ngành Toán học (0,5 điểm); ngành Sinh học (0,25 điểm).</p> </td> </tr> </tbody> </table> Trường Đại học Hùng Vương vi-VN Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương 1859-3968 HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ https://www.jst.hvu.edu.vn/index.php/HVUJST/article/view/172 <p>Bài viết được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của công nghệ tài chính đến hiệu quả tài chính của 27 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022. Bài viết sử dụng mô hình hồi quy đa biến và xử lý dữ liệu bằng phương pháp Pooled OLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy công nghệ tài chính đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy công nghệ tài chính, rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động, cạnh tranh ngân hàng có tác động tiêu cực đến hiệu quả tài chính. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy quy mô ngân hàng, cho vay, nguồn vốn, thu nhập ngoài lãi, tập trung ngân hàng, tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất hàm ý quản trị cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bài viết đã đóng góp kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của công nghệ tài chính tại các ngân hàng Việt Nam, là cơ sở để các nhà quản trị xây dựng chiến lược cho ngân hàng.</p> Tăng Mỹ Sang Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-03-29 2024-03-29 34 1 3 11 10.59775/1859-3968.172 TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN KẾT XUÔI VỚI DOANH NGHIỆP FDI ĐẾN NĂNG SUẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO VIỆT NAM: TIẾP CẬN DỰA TRÊN GÓC ĐỘ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ https://www.jst.hvu.edu.vn/index.php/HVUJST/article/view/182 <p>Nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2019 với 7,260 doanh nghiệp lĩnh vực chế biến chế tạo và thông qua mô hình hồi quy dữ liệu bảng tác động cố định vững để điều tra tác động của liên kết xuôi với doanh nghiệp FDI đến năng suất lao động ngành công nghệ chế biến, chế tạo Việt Nam dựa trên góc độ đổi mới công nghệ. Kết quả, mua công nghệ từ doanh nghiệp FDI cho thấy tác động tích cực đến năng suất. Từ đó, một số hàm ý chính sách được đề ra nhằm tăng năng suất lao động của ngành.</p> Nguyễn Hòa Kim Thái Nguyễn Thanh Huyền Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-03-29 2024-03-29 34 1 12 22 10.59775/1859-3968.182 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI CHIA SẺ TRI THỨC ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN: NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN https://www.jst.hvu.edu.vn/index.php/HVUJST/article/view/148 <p>Chia sẻ tri thức không còn là một khái niệm xa lạ nhưng làm thế nào để nâng cao hiệu quả của hoạt động chia sẻ tri thức và việc nghiên cứu đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức là yêu cầu cấp thiết, đặc biệt là với các cơ sở giáo dục đại học, nơi tri thức được coi như một tài sản vô hình. Chia sẻ tri thức có vai trò quan trọng trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của tổ chức nói chung và các cơ sở giáo dục đại học nói riêng. Tuy nhiên, hiện có nhiều cơ sở giáo dục đại học chưa chú trọng tới việc chia sẻ tri thức và hoạt động cũng này chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Để nâng cao hiệu quả của việc chia sẻ tri thức đối với giảng viên trong thời gian tới, bài viết đã đề xuất, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, đồng thời đưa ra hàm ý chính sách để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này.</p> Nguyễn Quốc Phóng Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-03-29 2024-03-29 34 1 23 30 10.59775/1859-3968.148 ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHO SINH VIÊN NGÀNH ÂM NHẠC TẠI KHOA NGHỆ THUẬT VÀ THỂ DỤC THỂ THAO, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG https://www.jst.hvu.edu.vn/index.php/HVUJST/article/view/189 <p>Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đặt ra yêu cầu về việc đổi mới chương trình đào tạo sư phạm Âm nhạc. Với tư cách là ngành đặc thù, ngành sư phạm Âm nhạc của Trường Đại học Hùng Vương đã có truyền thống và uy tín đào tạo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, trước yêu cầu từ môi trường nhân lực và đổi mới nội dung, chương trình đào tạo cho sinh viên ngành sư phạm Âm nhạc tại trường Đại học Hùng Vương cần phải có sự điều chỉnh để phù hợp. Bài viết mong muốn đóng góp thêm những nội dung để có thể đổi mới chương trình đào tạo hiện có để phù hợp với xu thế chung.</p> Cao Hồng Phương Lê Vinh Hưng Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-03-29 2024-03-29 34 1 31 37 10.59775/1859-3968.189 ĐỜI SỐNG SINH HOẠT VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI THÁI QUA SỬ THI ẲM ỆT https://www.jst.hvu.edu.vn/index.php/HVUJST/article/view/158 <p>Trong nền văn học Thái, sử thi Ẳm ệt là một tác phẩm văn học tiêu biểu. Tác phẩm phản ánh khá cụ thể và sinh động bức tranh văn hóa xã hội của người Thái xưa trong quá trình hình thành và phát triển. Bài viết nghiên cứu về đời sống sinh hoạt và phong tục tập quán của người Thái qua sử thi Ẳm ệt, từ đó khẳng định được vị trí, giá trị văn học dân gian dân tộc Thái trong bức tranh của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam.</p> Lê Thị Hiền Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-03-29 2024-03-29 34 1 38 46 10.59775/1859-3968.158 ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA 18 MẪU GIỐNG RAU MÁ (CENTELLA ASIATICA (L.) URBAN) https://www.jst.hvu.edu.vn/index.php/HVUJST/article/view/152 <p>Cây rau má (<em>Centella asiatica</em> (L.) Urban) là một loại dược liệu thiên nhiên, còn được gọi là liên tiền thảo, tích tuyết thảo, tằng chán mía… Thường được sử dụng giải nhiệt, hạ sốt, mát gan. Chữa các bệnh về đường tiêu hóa, hỗ trợ hệ tuần hoàn, thanh lọc cơ thể... Kết quả nghiên cứu đánh giá sinh trưởng phát triển của các mẫu rau má thu thập tại vùng Bắc Trung Bộ. Đã thu thập được 18 mẫu rau má tại 5 tỉnh là Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đã đánh giá được sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của 18 mẫu rau má thu thập được. Và chọn được 3 mẫu rau má có năng suất và chất lượng cao là RM5, RM14, RM18 có năng suất thực thu lần lượt 625,00 kg/ha; 662,50 kg/ha; 662,50 kg/ha, hàm lượng hoạt chất asiaticosid lần lượt là 0,38%; 0,39%; 0,31%, Năng suất hoạch chất asiaticosid 2,37 kg/ha; 2,58 kg/ha; 2,05 kg/ha. Kết quả nghiên cứu này đã mở ra tính triển vọng của 3 mẫu giống rau má&nbsp; RM5, RM14, RM18 trong sản xuất.</p> Nguyễn Văn Kiên Vương Đình Tuấn Phạm Đức Tân Đào Văn Châu Nguyễn Hữu Trung Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-03-29 2024-03-29 34 1 47 55 10.59775/1859-3968.152 ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TRỒNG CÚC HOA VÀNG (Chrysanthemum indicum L.) THEO HƯỚNG HỮU CƠ TẠI TỈNH PHÚ THỌ https://www.jst.hvu.edu.vn/index.php/HVUJST/article/view/157 <p>Mô hình trồng cây Cúc hoa vàng theo hướng hữu cơ được tiến hành xây dựng từ tháng 8/2022 đến tháng 01/2023 tại tỉnh Phú Thọ, nhóm nghiên cứu đã đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây trồng tại mô hình. Kết quả thu được cho thấy, cây Cúc hoa vàng trồng theo hướng hữu cơ có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, mức độ nhiễm sâu bệnh hại ở mức thấp, năng suất hoa tươi trung bình đạt 93,46 tạ/ha, tỷ lệ hoa khô/tươi trung bình đạt 15,05%, năng suất hoa khô trung bình đạt 14,07 tạ/ha. Đánh giá cảm quan hoa tươi có màu sắc vàng sáng, sau sấy lạnh bông hoa giữ được hình dạng và màu sắc đẹp, có màu vàng nâu, mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng. Kết quả phân tích các chỉ tiêu lý, hóa đều nằm trong giới hạn cho phép theo Dược điển Việt Nam V, TCVN I-4:2017 và QCVN 8-2:2011/BYT.</p> Mai Thị Như Trang Nguyễn Thị Kim Thuý Nguyễn Đức Duy Ninh Khắc Bẩy Nguyễn Văn Huân Nguyễn Quang Huy Nguyễn Hồng Ngọc Nguyễn Thị Hạnh Quản Cẩm Thuý Quách Thị Thanh Vân Bùi Thị Phương Thảo Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-03-29 2024-03-29 34 1 56 67 10.59775/1859-3968.157 KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM DIỆN HẸP GIỐNG CÀ GAI LEO CGL-VDL TẠI THANH HÓA https://www.jst.hvu.edu.vn/index.php/HVUJST/article/view/161 <p>Giống cà gai leo CGL – VDL là giống cây dược liệu được chọn lọc bởi Trung tâm Nghiên cứu dược liệu Bắc Trung Bộ - Viện Dược liệu. Kết quả khảo nghiệm diện hẹp tại 2 điểm khảo nghiệm, qua 2 vụ khảo nghiệm liên tiếp cho thấy CGL-VDL là giống dược liệu chất lượng, độ thuần đồng ruộng khá cao, thích ứng rộng, sinh trưởng khỏe, chiều dài cây trung bình 133,07 cm, số cành/cây trung bình 8,75 cành, năng suất dược liệu trung bình 2,45-3,16 tấn/ha/lứa cắt, hàm lượng glycoalkanoid toàn phần dao động từ 2,55-2,79% cao hơn giống địa phương.</p> Hoàng Thị Sáu Phạm Văn Cường Nguyễn Văn Kiên Nguyễn Hữu Trung Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-03-29 2024-03-29 34 1 68 77 10.59775/1859-3968.161 NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ LIPOSOMES CHỨA CURCUMIN ĐƯỢC BỌC CÁC SỢI NANO CELLULOSE VI KHUẨN DÙNG LÀM HỆ DẪN THUỐC ĐƯỜNG UỐNG https://www.jst.hvu.edu.vn/index.php/HVUJST/article/view/143 <p class="07JVEAbstractVN" style="margin-top: 0cm; line-height: 120%;"><span style="font-size: 12.0pt; line-height: 120%; font-family: 'Times New Roman',serif; font-style: normal;">Curcumin (Cur) có nhiều tính chất dược lý quan trọng nhưng Cur bị thải trừ nhanh, ít tan và bị chuyển hóa khi dùng đường uống. Liposomes (Lip) được chỉ ra là giải pháp làm tăng sinh khả dụng đường uống của curcumin. Mục đích của nghiên cứu này là chế tạo hệ liposomes bọc các sợi nano celulose vi khuẩn (NanoBC) dẫn curcumin (NanoBC-Lip-Cur) dùng cho đường uống. Lip-Cur và nanoBC-Lip-Cur được chế tạo bằng phương pháp hydrat hóa. Lip-Cur và nanoBC-Lip-Cur được nghiên cứu về hiệu suất liposomes hoá, hình thái, kích thước hạt trung bình (KTTP), chỉ số phân bố (PDI), điện thế zeta và nghiên cứu độ ổn định trong môi trường mô phỏng đường tiêu hoá. Lip-Cur và nanoBC-Lip-Cur (bọc 0,1% nanoBC) được chế tạo có dạng hình cầu với KTTP nhỏ hơn 300 nm (253,8; 289,2), PDI nhỏ hơn 0,25 (0,22; 0,24) và với hiệu suất liposomes hóa tương ứng khá cao (74,1%; 84,3%); KTPT và PDI có giá trị ít thay đổi trong môi trường mô phỏng đường tiêu hóa. Kết quả cho thấy hệ nanoBC-Lip-Cur được chế tạo thành công nhằm tạo ra một hệ thống vận tải và phân phối curcumin tiềm năng qua đường uống.</span></p> Cao Bá Cường Bùi Huy Tùng Nguyễn Xuân Thành Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-03-29 2024-03-29 34 1 78 85 10.59775/1859-3968.143 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP SƠ CHẾ VÀ LÀM KHÔ ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG DƯỢC LIỆU NÁNG HOA TRẮNG (Crinum asiaticum L.) https://www.jst.hvu.edu.vn/index.php/HVUJST/article/view/162 <p>Thực hiện 2 thí nghiệm nghiên cứu để xác định ảnh hưởng của các biện pháp sơ chế và làm khô đến chất lượng và khối lượng dược liệu náng hoa trắng Crinum asiaticum L. Thí nghiệm sơ chế được tiến hành với 3 công thức cắt đoạn 5 cm, 10 cm và 15 cm . Thí nghiệm làm khô được thực hiện với 3 công thức là phơi nắng, sấy đối lưu và sấy lạnh ở cùng một mức nhiệt độ 55<sup>0</sup>C. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Dược liệu náng hoa trắng sau khi được sơ chế cắt đoạn 15 cm có thể sấy đối lưu và sấy lạnh ở nhiệt độ 55<sup>0</sup>C cho hàm lượng hoạt chất và chất lượng cảm quan tốt nhất.</p> Nguyễn Thị Tố Duyên Phạm Thị Lý Nguyễn Hữu Trung Nguyễn Xuân Sơn Phạm Văn Năm Đào Văn Châu Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-03-29 2024-03-29 34 1 86 92 10.59775/1859-3968.162 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN SÂU BỆNH GÂY HẠI TRÊN CÂY KIM NGÂN (Lonicera japonica Thunb.) VÀ SẢ (Cymbopogon citratus (DC) Stapf ) TẠI THANH HÓA https://www.jst.hvu.edu.vn/index.php/HVUJST/article/view/166 <p>Cây Kim ngân và Sả là hai loại cây thuốc quý đang được phát triển và mở rộng tại Việt Nam đặc biệt là trong tỉnh Thanh Hóa. Cây kim ngân và cây sả bị nhiều sâu bệnh hại gây hại. Tuy nhiên các nghiên cứu về sâu bệnh hại trên hai cây thuốc này chưa được nghiên cứu nhiều trong khi nhu cầu về các sản phẩm dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên đang ngày càng phát triển. Cây kim ngân có 6 loại sâu bệnh hại gây hại gồm bệnh đốm vàng lá, sâu róm, ốc sên nhỏ, bọ rùa không chấm, câu cấu, sâu khoang trong đó bệnh đốm vàng lá là đối tượng gây hại chính trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, bộ phận gây hại chủ yếu là lá, có mức gây hại phổ biến. Cây sả có 4 loại sâu bệnh hại gây hại gồm bệnh đốm lá, bệnh thối đen rễ sả, bọ xít, bọ rùa không chấm trong đó bệnh đốm lá là đối tượng gây hại chính gây hại ở giai đoạn cây phát triển thân lá, bộ phận gây hại là lá, có mức gây hại ở mức phổ biến</p> Vương Đình Tuấn Phạm Đức Tân Trần Trung Nghĩa Nguyễn Văn Kiên Đặng Quốc Tuấn Lê Thị Thu Chu Thị Mỹ Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-03-29 2024-03-29 34 1 93 100 10.59775/1859-3968.166