SỬ DỤNG TƯ LIỆU GỐC TRONG DẠY HỌC BÀI 13 "VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945" (SGK LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 9, BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
DOI:
https://doi.org/10.59775/1859-3968.210Từ khóa:
Tư liệu lịch sử, tư liệu gốc, sách giáo khoa, lịch sử, Kết nối tri thức với cuộc sống, phát triển năng lựcTóm tắt
Tư liệu gốc có vai trò vô cùng quan trọng trong nghiên cứu và học tập lịch sử. Sách giáo khoa Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 có nhiều điểm mới với hệ thống tư liệu gốc nhằm phát triển năng lực tư duy và thực hành lịch sử cho học sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng những tư liệu này trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn đối với cả giáo viên và học sinh, đặc biệt ở cấp Trung học cơ sở. Trong bài viết này, bằng phương pháp nghiên cứu lí thuyết, khảo sát và thông qua hệ thống tư liệu gốc trong Bài 13. Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 9 - bộ Kết nối tri thức với cuộc sống), chúng tôi chỉ ra: (1) Vai trò của tư liệu gốc trong dạy học lịch sử; (2). Biện pháp để sử dụng hiệu quả tư liệu gốc để phát triển năng lực học sinh trong bài học này.
Tài liệu tham khảo
Lê Thị Dung & Đinh Ngọc Ruần (2015). Sử dụng tư liệu gốc trong kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 5, 138-141.
Nguyễn Văn Ninh & Bùi Thị Oanh (2016). Sử dụng tư liệu gốc để biên soạn sách giáo khoa lịch sử phổ thông trong cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số kì 3 tháng 6, 2-6, 9.
Nguyễn Văn Ninh (2017). Biện pháp sử dụng tư liệu gốc trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Nguyễn Quốc Pháp (2017), Sử dụng tư liệu gốc trong biên soạn sách giáo khoa lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh. Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên môn lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa”, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 208-216.
Trịnh Đình Tùng (2014). Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Nguyễn Thị Thanh Thúy, Nguyễn Văn Ninh & Nguyễn Xuân Trường (2022). Tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn lịch sử và địa lí THCS (theo Chương trình GDPT 2018 và SGK mới) - Phần Lịch sử. Nhà xuất bản Dân trí, Hà Nội.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .