NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH SƯƠNG MAI (Peronospora sp.) TRÊN CÂY NHỌ NỒI (Eclipta prostrata L.) TẠI THANH HÓA

Các tác giả

  • Vương Đình Tuấn Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ, Viện Dược liệu
  • Phạm Đức Tân Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ, Viện Dược liệu
  • Chu Thị Mỹ Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, Viện Dược liệu

DOI:

https://doi.org/10.59775/1859-3968.209

Từ khóa:

Bệnh sương mai, cây nhọ nồi, hiệu lực phòng trừ, xử lý hạt giống, thuốc kích kháng, thuốc hóa học

Tóm tắt

Ba thí nghiệm phòng trừ bệnh sương mai trên cây nhọ nồi tại Thanh Hóa gồm xử lý hạt giống, xử lý bằng thuốc kích kháng và thuốc hóa học được tiến hành thử nghiệm. Kết quả cho thấy đối với biện pháp xử lý hạt giống nhọ nồi thuốc Cruiser Plus 10 ml có khả năng kháng bệnh sương mai tốt nhất khi tỉ lệ bệnh đến lúc thu hoạch là 1,70%. Biện pháp sử dụng thuốc kích kháng sau 7 ngày xử lý thuốc kích kháng BS02 Tika có hiệu lực phòng trừ cao nhất đạt 51,93% và tỉ lệ bệnh là 16,40%. Biện pháp sử dụng thuốc hóa học sau 7 ngày xử lý thuốc Ridomil Gold 68WG có hiệu lực phòng trừ cao nhất so với các thuốc còn lại là 70,31 % với tỉ lệ bệnh là 13,28%.

Tài liệu tham khảo

Võ Văn Chi (2012). Từ điển cây thuốc việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Vũ Triệu Mân (2007). Giáo trình bệnh cây chuyên khoa. Nhà xuất bản Trường Đại học Nông Nghiệp 1, Hà Nội.

Lester W. Burgess, Timothy E. Knight, Len Tesoriero & Phan Thúy Hiền (2009). Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở Việt Nam. ACIAR.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2013). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 144: 2013/BNNPTNT về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc phòng trừ bệnh sương mai (Phytophthora infestans (Mont.) de Bary) hại cà chua.

Trần Thị Thu Thủy, Nguyễn Hồng Tín, Đặng Thị Tho, Huỳnh Minh Châu & Phạm Văn Kim (2007). Khảo sát mô học về khả năng kích kháng lưu dẫn của benzoic acid, clorua đồng và chitosan đối với bệnh cháy lá lúa do nấm Pyricula ria grisea (cook) sacc. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 7, 138-146.

Abbott W. S. (1925). A method of computing the effectiveness of an insecticide. Journal of Economic Entomology, 18, 265-267.

Henderson C. F. & Tilton E. W. (1955). Tests with acaricides against the brow wheat mite. Journal of Economic Entomology, 48, 157-161.

Aziz A., Trotel-Aziz P., Dhuicq L., Jeandet P., Couderchet M. & Vernet G. (2006). Chitosan oligomers and copper sulfate induce grapevine defense reactions and resistance to gray mold and downy mildew. Phytopathology, 96, 1188-1194.

Tải xuống

Đã Xuất bản

30-09-2024

Cách trích dẫn

Vương Đình Tuấn, Phạm Đức Tân, & Chu Thị Mỹ. (2024). NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH SƯƠNG MAI (Peronospora sp.) TRÊN CÂY NHỌ NỒI (Eclipta prostrata L.) TẠI THANH HÓA. Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương, 36(3), 85–91. https://doi.org/10.59775/1859-3968.209

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả